Cúng Ngoài Sân

Cúng ngoài sân là một hình thức làm lễ cúng ngoài trời. Tùy từng lễ cúng khác nhau mà gia chủ sẽ tiến hành cúng trong nhà hoặc ngoài sân. Ngoài các lễ cúng trong nhà thì lễ cúng ngoài sân cũng rất được người Việt coi trọng. Đặc biệt là vào những ngày mùng 1, ngày Rằm hoặc năm mới. Đáng chú ý nhất chính là lễ cúng ngoài sân vào dịp giao thừa. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Dù vậy, vẫn có câu hỏi được đặt ra như tại sao phải cúng ngoài sân? Sao không cúng trong nhà mà lại cúng ngoài sân?…và rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Bài viết bày chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về lễ cúng ngoài trời nhé!

I. CÚNG NGOÀI SÂN LÀ GÌ?

1. Sơ lược về lễ cúng ngoài sân

Đây là một nét văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Vào các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng hay dịp năm mới, dân ta sẽ làm lễ cúng ngoài trời. Lễ cúng này là để cầu mong các vị thần linh phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, xua tan đen đủi, gặp dữ hóa lành. Nghi lễ này vẫn được kế thừa và tiếp tục duy trì cho tới nay như một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt.

Cúng ngoài sân hay còn gọi với cái tên khác là cúng chung thiên. Nghĩa là cúng ở giữa trời và đất. Hầu hết các gia đình đều không thể bỏ qua lễ cúng chung thiên. Vào dịp lễ, tết, các gia đình sẽ sắm sửa các lễ vật. Tiến hành cúng ngoài trời để cầu mong những may mắn và những điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình.

Lễ cúng ngoài sân điển hình nhất là lễ cúng vào đêm giao thừa. Đây là thời khắc quan trọng mà mọi gia đình Việt đều sẽ cố gắng sắm lễ vật cúng chu toàn nhất. Nhằm thực hiện lễ cúng ngoài sân một cách trọn vẹn.

2. Nguồn gốc của lễ cúng ngoài sân

Lễ cúng ngoài sân đã có từ rất lâu đời. Không một ai biết chính xác lễ cúng này bắt nguồn từ khi nào. Nhưng một số người cho rằng lễ cúng này bắt nguồn từ quan niệm của người xưa. Ông cha ta cho rằng: Mỗi năm, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tức là vào đêm giao thừa thì các vị thần sẽ lên chầu trời để báo cáo các công việc dưới hạ giới. Đây cũng là thời điểm mà Thiên Đình sẽ thay đổi các vị thần cai quản các công việc này.

Ông cha ta tin rằng nếu năm đó Thiên Đình phân phó một vị thần tài đức thì được mùa, ít thiên tai, nhân dân được ấm no, hạnh phúc...Ngược lại, gặp phải vị nào lười biếng, thiếu trách nhiệm thì hạ giới sẽ phải chịu rất nhiều khổ ải.

Vậy nên người xưa mới hình dung rằng: Vào thời khắc giao thừa, trên trời quan quân triều đình sẽ đi về tấp nập, có những vị còn chưa ăn uống gì. Do đó, để thể hiện lòng thành, nhân gian dâng cúng các lễ vật, mâm cỗ cúng để tiễn đưa những vị thần đã cai quản năm cũ. Đồng thời cũng dâng lễ để chào đón những vị thần mới được Thiên Đình cử xuống cai quản hạ giới. Hi vọng những điều tốt đẹp nhất cho năm mới.

3. Tại sao phải cúng ngoài sân?

Rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại cúng ngoài sân. Điều này được lý giải dựa theo tín ngưỡng dân gian ta từ thời xưa cho rằng thứ tự thờ lần lượt là “Trời – Phật – Thánh – Thần”. Chính vì thế, việc thờ Trời luôn là việc đầu tiên của mỗi gia đình. Lễ cúng ngoài sân là một trong những lễ nghi gần như là bắt buộc đối với tất cả các gia đình. Bàn thờ thiên chính là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương. Vệc lập bàn thờ thiên chính là một ý nghĩa nhân văn. Ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người.

Cây hương chính là một phương tiện để người nhân gian truyền tải những thông điệp thiêng liêng giữa trần gian với chốn âm dương. Giữa con người với thần linh hay ma quỷ. Thắp hương luôn là nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cúng bái. Nghi lễ này sẽ giúp con người ở nhân gian cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất từ các đấng thần linh.

II. LỄ CÚNG NGOÀI SÂN THỜ NHỮNG AI

Vẫn biết lễ cúng ngoài sân là để dâng lễ thờ các vị thần được trời cử đến cai quản nhân gian. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả gia đình đều thờ hết tất cả các vị thần thánh. Mỗi năm, Thiên Đình cử đến rất nhiều vị thần đến với hạ giới. Bởi vì mỗi gia đình sẽ có những tín ngưỡng khác nhau. Do đó, họ cũng có thể thờ các vị thần, thánh khác nhau.

Lễ cúng ngoài sân thường là để thờ các vị:

- Trời Đất: Cầu mong muốn đất đai quanh năm màu mỡ, mưa gió thuận hòa.

- Mẫu Cửu Trùng Thiên: Đây là một vị thần đứng đầu Thiên phủ do Thiên phủ chí tôn sắc phong, để cai quản Thiên cung cùng lục cung và sáu viện. Bà chính là hoàng hậu của chín tầng trời. Vậy nên cũng có rất nhiều gia đình làm lễ cúng cầu mong được thần che chở cho gia đình.

- Thổ công, thổ địa và thổ kỳ: Mỗi vị thần nắm giữ một vai trò khác nhau trong ngôi nhà. Nếu như Thổ Công là vị thần chăm sóc nhà cửa, Thổ Địa là vị thần bếp núc thì Thổ Kỳ chính là vị thần trông coi việc chợ búa.

- Thờ Thành Hoàng Làng: Đây là vị đã khai thác ra khu đất nơi đang sinh sống. Cầu mong người sẽ phù hộ cho cuộc sống viên mãn.

Nói tóm lại lễ cúng ngoài sân  thờ ai hoàn toàn phụ thuộc vào  tâm linh và tín ngưỡng của từng gia chủ. Gia chủ tin tưởng và muốn nhờ cậy vào ai thì lập bàn thờ cúng vị thần đó.

III. CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ CHO LỄ CÚNG NGOÀI SÂN?

1. Văn cúng ngoài sân

1.1. Tại sao phải có văn cúng ngoài sân?

Bất kể lễ cúng nào cũng cần có văn khấn. Bởi vì đây chính là lời tâu trình, gửi gắm những ước nguyện của gia chủ đối với các vị thần linh.

Nghi lễ này chắc chắn là phần quan trọng nhất. Là phần không thể thiếu, vì nếu như bạn không khấn thì các vị thần không thể nào nghe được lời thỉnh cầu của bạn. Vậy nên sẽ không biết mà phù hộ, không thể mang lại những sự may mắn, no đủ cho cả gia đình.

1.2. Bài văn cúng ngoài sân

Văn cúng ngoài sân đại diện cho lời thỉnh cầu của gia chủ với các vị thần linh. Vì thế, bạn không nên bỏ qua thủ tục này. Dưới đây là mẫu văn khấn mà mà bạn có thể tham khảo:

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….

Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

2. Lễ vật cúng ngoài sân cần chuẩn bị những gì?

Dâng lễ vật cúng ngoài sân còn phụ thuộc rất nhiều và tín ngưỡng của mỗi vùng miền, mỗi gia đình khác nhau. Gia chủ có thể sắm sửa lễ vật cúng theo tập tục vùng miền và điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Dưới đây là những vật phẩm cần thiết trong một buổi cúng ngoài sân:

- Bàn thờ: Cần chuẩn bị sẵn bàn thờ để đặt các vật phẩm cúng tế các vị thần linh

- Mâm cúng ngoài sân gồm những gì?

+ Một số vật phẩm thường có trong mâm cúng gồm: nhang, tiền vàng, trái cây, bánh kẹo, rượu và nước,…

+ Văn cúng ngoài sân: Đây chính là lời cầu nguyện mà con người gửi gắm niềm hi vọng vào các vị thần linh sẽ phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

IV. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM LỄ CÚNG NGOÀI SÂN

Lễ cúng ngoài sân là một nghi lễ rất quan trọng, vậy nên bạn cần nắm rõ những phong tục lễ nghi chuẩn mực để lễ cúng diễn ra trọn vẹn và mang đến nhiều may mắn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm lễ cúng ngoài sân thì dưới đây là một số những lưu ý của chúng tôi dành cho bạn:

- Lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất

Theo quan niệm dân gian ta thì các vị thần, thánh đều rất sáng suốt và yêu thương tất cả các chúng sinh. Không phải cứ dâng cúng mâm cao cỗ đầy thì mới được phù hộ, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm.

- Hành lễ đọc văn khấn

Nên đọc văn khấn chậm rãi, giọng đủ nghe thì các vị thần mới có thể nghe rõ. Kiêng kỵ không nên đọc quá to hoặc quá nhỏ .

- Người đọc văn khấn

Theo truyền thống phong tục từ thời xưa của người Việt thì người đọc văn khấn thường là trưởng nam hoặc là trụ cột của gia đình. Người hành lễ cần ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần thánh.

Trên đây là một vài thông tin về lễ cúng ngoài sân mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

Ngày nay, việc chuẩn bị một mâm cúng mất nhiều thời gian và gây bối rối đối với rất nhiều người. Nhất là đối với lớp trẻ. Đó là lý do mà dịch vụ cung cấp trọn bộ lễ cúng ngoài sân ra đời giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Ẩm Thực Phạm Gia là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp trọn bộ lễ cúng. Chúng tôi tin rằng có thể giúp bạn chuẩn bị lễ cúng ngoài sân chu đáo nhất!

Bạn hãy để lại thông tin hoặc lên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư ván và hướng dân đặt hàng nhanh nhất!

Thông tin liên hệ:

– Website: https://amthucphamgia.com/

– Ẩm Thực Phạm Gia: 034.221.6392 - 090.6606.377

– VPĐD: 100 Tân Hương, Tân Quý, Tân Phú, Hồ Chí Minh

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam

– Cơ Sở Sản Xuất: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

 

CHÍNH SÁCH & DỊCH VỤ

10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG NGHỀ

- Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, quà tặng sức khỏe, Quản lý bởi Y Sĩ Đông Y Học Cổ Truyền tự tin đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe.

DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG

- Đổi trả lại sau 10 ngày ( sản phẩm còn nguyên vẹn )

- 1 Đổi 1 nếu sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất.

- Cập Nhật Chính Sách Khách Hàng Thân Thiết.

- Bảo Hành 100 % Các Sản Phẩm Được Lưu Hành Theo Thời Gian Quy Định.

ƯU ĐÃI THANH TOÁN

-Các Chương Trình Giảm giá Và khuyến mãi được cập nhật liên tục trên website cửa hàng

icon

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

-TPHCM: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 500.000 đ

- Các Tỉnh Thành Khác: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 1.000.000 đ

icon

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

- Nhận Hàng Mới Thanh Toán Tiền.

- Kiểm Tra Hàng Trước Khi Nhận.

icon

HOTLINE

- Các Vấn Đề Phản Ảnh Thái Độ Làm Việc, Công Tác Bán Hàng, Chính Sách Bán Hàng Quý Khách Vui Lòng Báo Trực Tiếp Qua Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng 090.898.7476

ẨM THỰC PHẠM GIA

( Trực Thuộc Hệ Thống Dịch Vụ Đồ Cúng Xôi Chè Cô Hoa )

Địa chỉ: Cơ Sở SX: 353A, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

VPĐD: Lô B81 Trung Tâm Thương Mại 685 Âu Cơ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP HCM.

Điện thoại: 090.6606.377 - 039.4062.377

Email: pvcpham15@gmail.com

Websitehttps://www.amthucphamgia.com

Copyright © 2024 Ẩm Thực Phạm Gia - All rights reserved - Designed by Lucas Nguyen